Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

Các nguyên lý cơ bản của SIT

1. The Closed World hay Think inside the Box
Đây là một nguyên lý rất quan trọng của SIT. Bước đầu tiên của việc sử dụng SIT là định nghĩa các vấn đề và các đối tượng có liên quan đến vấn đề đó. Người giải quyết các vấn đề cần phải xác định rằng phương án giải quyết nằm ở chính việc sắp xếp lại các đối tượng có liên quan và các đối tượng đã có, chứ không nhất thiết phải vay mượn thêm từ bên ngoài (outside the box). Nguyên lý TCW này khá phù hợp trong điều kiện thực tế khi mà chúng ta hàng ngày phải biết tận dụng một cách tối đa các tài nguyên có sẵn và thường thì ta không có được một nguồn lực dồi dào để giải quyết các vấn đề xảy ra hàng ngày. TCW đi ngược lại với các trào lưu cổ súy cho việc Think outside the Box mà ta đang thấy hàng ngày. TCW cũng cho phép chúng ta tạo ra các giải pháp vừa sáng tạo, nhưng lại cũng quen thuộc vì chỉ sử dụng những yếu tố hoặc thành phần đã biết.


2. Qualitative Change (Thay đổi lượng)
Nguyên lý này chỉ ra rằng để giải quyết một vấn đề, có thể nó sẽ nằm ngay ở chính các yếu tố của vấn đề đó bằng cách thay đổi lượng của các thành phần gây ra sự trở ngại. Nói một cách khác, sau khi định nghĩa và phân chia vấn đề thành các yếu tố, nếu bạn thấy yếu tố nào đang gây trở ngại thì hãy thay đổi lượng của nó, thậm chí đảo ngược. Đôi khi sự đảo ngược này sẽ biến một trở ngại thành một lợi thế.

3. Function Follows Form
FFF được đặt ra bởi Ronal Finke, đây là một quy trình "xem xét lại", trong đó khởi điểm của một ý tưởng mới xuất phát từ chính các tài nguyên hiện có chứ không phải xuất phát từ nhu cầu đã được xác định của thị trường. FFF bắt đầu từ việc sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ đã có sẵn, sau đó phát triển thêm một cách có hệ thống để tạo ra một "sản phẩm ảo" theo cách gọi của SIT, phù hợp với nhu cầu của người dùng. Đây là một nguyên tắc bao trùm của SIT.

4. Path of Most Resistance (PMR)
Trong tự nhiên, nước từ một ngọn núi luôn chảy xuống theo con đường dễ dàng nhất. Trong tư duy cũng vậy, chúng ta luôn có xu hướng tư duy theo cách dễ dàng nhất và quen thuộc với tất cả mọi người. SIT làm ngược lại, SIT khuyến khích chúng ta tư duy theo một cách khác, tư duy theo hướng phức tạp.

5. Cognitive Fixedness
Đó là phương pháp tư duy theo kiểu một sự vật hay hiện tượng được đánh giá theo một cách cụ thể, loại trừ tất cả các phương án đánh giá khác. Có hai loại chính.
a) Cố định chức năng
Được đặt ra bởi nhà xã hội học Karl Dunker người Đức. Đây là xu hướng gán một vật với một chức năng cố định.
b) Cố định cấu trúc
Đây là xu hướng xem các vật thành một thể thống nhất và rất khó có thể tưởng tượng ra sẽ như thế nào nếu như thay đổi lại cách sắp xếp các sự vật. Ví dụ, bộ phận điều khiển của Tivi luôn nằm ở phía dưới chứ không nằm ở bên trên hay bên cạnh.

6. Near Far Sweet
Hầu hết các ý tưởng về các sản phẩm mới đều đều hoặc là tẻ nhạt hoặc không mấy khi khả thi. Khi sáng tạo một sản phẩm mới, chúng ta thường nghĩ ra bên ngoài những gì đang có nên rất có thể sẽ đi lang thang quá xa, trong khi điều kiện thực tế lại chưa chắc có thể thực hiện được. Một sự cân bằng giữa tính khả thi và tính sáng tạo, đó chính là nội dung của nguyên lý NFS. NFS đảm bảo bạn "lang thang" đủ xa để sáng tạo ra một cái mới, nhưng cũng đủ gần để đảm bảo năng lực cốt lõi của chúng ta có thể đảm nhận được.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét